Trong hàng ngàn năm lịch sử sinh sống và phát triển của loài người. Có hàng trăm loại dịch bệnh hiểm nghèo đã từng xảy ra với số lượng người nhiễm và tử vong lên đến con số hàng trăm triệu người. Các loại bệnh dịch này là mối đe dọa đáng sợ hơn gấp nhiều lần so với thảm họa thiên nhiên hay chiến tranh.
Đại dịch HIV/AIDS
Khi nhắc đến những đại dịch thế kỷ, không ai là không biết đến đại dịch HIV. Là một bệnh dịch toàn cầu với số người tử vong lên đến hàng chục triệu người, xuất hiện trong những năm 1980. Bệnh HIV được nhận định xuất hiện lần đầu tiên trên loài khỉ và tinh tinh. Và loại virus này lây từ khỉ sang người vào đầu thế kỷ 20.

Chính ma túy, mại dâm cùng với việc sử dụng chung kim tiêm một cách tràn lan. Và cũng chính vì sự thiếu hiểu biết về loại bệnh này đã làm cho dịch bệnh này lây lan với tốc độ kinh hoàng. Đây là một đại dịch làm suy giảm hệ miễn dịch ở người. Nếu không có hệ miễn dịch tốt, những người bị HIV/AIDS sẽ mắc phải những tổn thương khác, gây nhiễm trùng, dẫn đến tử vong. Loại bệnh này lây lan qua máu và các chất dịch cơ thể. Hầu hết những người nhiễm virus đều qua quan hệ tình dục hoặc chia sẻ kim tiêm với người mang mầm bệnh.
Bệnh dịch hạch
Dịch hạch là căn bệnh kinh hoàng nhất lịch sử thế giới với tỷ lệ tử vong cực kì cao, có tính truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu từ các loại động vật gặm nhấm sang người qua vật trung gian là bọ chét.

Người mắc bệnh có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và háng. Những ca nhiễm bệnh thường tử vong trong thời gian chỉ khoảng 4 – 5 ngày.
Đại dịch SARS năm 2003
SARS là tên viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do loại virus virus SARS gây ra. Đại dịch SARS bùng phát vào cuối năm 2002 ở Hồng Kông rồi nhanh chóng lan tỏa ra các khu vực khác thành một đại dịch lớn với số người tử vong lên đến hàng triệu. Chỉ trong vòng vài tuần dịch SARS đã lây lan sang 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.

Khoảng 8.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh và 800 người tử vong trong đầu năm 2003. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm đều bị viêm phổi và lây nhiễm do tiếp xúc với chất dịch của người bệnh như đờm, nước mũi hay nước bọt.
Dịch bệnh Ebola năm 2014
Đại dịch Ebola do virus Ebola Zaire gây ra. Dịch bệnh Ebola được phát hiện lần đầu tiên tại Guine và lan rộng sang quốc gia khác như Liberia, Sierra Leone, Nigeria cùng nhiều quốc gia khác thuộc châu Phi. Tính đến tháng 10/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra thông báo có hơn 10 ngàn trường hợp bị nghi ngờ nhiễm virus Ebola trong đó có gần 5 ngàn ca tử vong.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa bệnh Ebola. Các hoạt động thử nghiệm vaccine vẫn đang được đẩy mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại dịch bệnh Ebola đã dần được kiểm soát.
Dịch Corona năm 2019
Coronavirus 2019 (nCoV) là một loại virus mới gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. nCoV là chủng virus mới chưa được xác định từ trước đến nay. Từ trước đến nay đã có 6 chủng coronavirus có khả năng lây nhiễm ở người khác nhau được biết tới ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này.
Cũng giống như dịch SARS và MERS, loại virus này có nguồn gốc từ loài dơi. Mặc dù có nguồn gốc từ động vật nhưng đã lây lan sang người và có nguy cơ lây lan từ người sang người vô cùng cao. Virus này có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi tiếp xúc hay xử lý các chất thải của người bệnh.

Người nhiễm virus này thường có triệu chứng sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi bệnh diễn biến nặng bệnh nhân sẽ bị viêm phổi cấp tính và suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh về đường hô hấp, nếu cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước rửa tay..
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
- Những người trở về từ thành phố Vũ Hán hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.